Hotline: 093.197.1234
SMS: 093.197.1234 Nhắn tin Facebook Zalo: 093.197.1234
Yêu cầu báo giá!

Những điều bạn cần lưu ý khi xuất file in ấn

Sau khi thiết kế xong, tới quá trình chuẩn bị file khi in ấn, sẽ rất dễ gặp phải những lỗi cực kì đơn giản và căn bản. Nhưng những lỗi này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khi in. Dưới đây là những điều lưu ý khi xuất file in ấn để tránh những lỗi không đáng có này.

Nên xuất loại file in ấn gì?

Việc này phụ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện in ấn, mà chúng ta lựa chọn cho mình những định dạng file phù hợp, thường thì có 3 loại.

  • Nếu xử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP thì bạn nên xuất 1 file hình ảnh có đuôi .JPG
  • Trong in ấn thông thường, tùy theo mức độ và chất lượng có thể xuất file gốc đã convert fort + file có đuôi .dpf
  • Cuối cùng là xuất toàn bộ file gốc chưa convert font + Bộ font chữ đã sử dụng trong mẫu thiết kế kèm theo các file đuôi .dpf, đuôi .JPG + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế.

Màu sắc hiển thị không chuẩn.

Lưu ý là một màn hình, mỗi máy lại có thể hiển thị màu khác nhau. Màu máy in phun trong công ty hoàn toàn khác so với những loại máy in sản phẩm. Màu trên máy in proof cũng khác nhau so với sản phẩm thật. Và màu sắc trên cùng một máy in thì hoàn toàn có thể khác nhau khi in trước với in sau.

Màu sắc hiển thị không chuẩn.
Màu sắc hiển thị không chuẩn.

Hãy bàn bạc kĩ càng, và giải thích rõ ràng với khách hàng khi xuất file in ấn để tránh những rắc rối không đáng có.

Lỗi chính tả khi xuất file in ấn.

Bạn cần lưu ý, lỗi chính tả là một lỗi vô cùng khủng khiếp đối với những việc liên quan đến thiết kế in ấn. Không phải do thiết kế của bạn dở, nhiều khi họ quen tay với những mẫu thiết kế nên ít khi nhận ra. Để khắc phục thì bạn nên in mẫu thiết kế để mà đồng kiểm lỗi chính tả với họ. Đặt biệt, khi giao file bạn nên lấy 2 phần.

  • Phần CD chứa file thiết kế hay còn gọi là bản mềm.
  • Mẫu thiết kế được in ra (gọi là bản cứng, in từ CD).

Bạn nên ghi CD, sau đó dùng chính file trên CD để in. Nó sẽ tránh được những lỗi sai xót khi in và đừng nên nhận bản CD nhưng lại lấy file trên máy để in. Có thể nhiều khi vì một lý do nào đó mà vô tình làm cho hai file này khác nhau.

Độ phân giải.

Độ phân giải, hiểu một cách đơn giản, là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên 1 inch. Số điểm ảnh càn nhiều thì cho bức ảnh càng đẹp và sắc nét, ngược lại khi mà điểm ảnh quá ít sẽ làm cho ảnh bị nổ nét. Vì thế, các bạn phải luôn cẩn thận “kiểm tra, nhắc nhở” các anh Designer về việc này, kẻo hối hận thì đã muộn màng.

Độ phân giải
Độ phân giải

Đặt tên file in ấn để tránh gây nhầm lẫn.

Để tránh gây nhầm lẫn bạn nên lưu file dưới cú pháp là:

Tên công ty_Tên sản phẩm_Phiên bản_Ngày tháng năm.

Ví dụ: ITT_Temchiunhiet_Final_31122020.

Với cách này bạn sẽ dễn dàng xếp file theo thời gian, dể quản lý cũng như là tìm kiếm. Ngoài ra, trong lúc xuất file nhiều khi phải ghi nhiều bản CD do phải chỉnh sửa liên tục, nên bản nào hư bạn nên loại bỏ ngay. Tránh tính trạng lấy nhầm file in ấn chưa sửa mà cứ tưởng là đã xuất file in ấn cuối cùng là khi in ra mới biết sai thì rất khó khắc phục.

Font chữ.

Font chữ hay là phông chữ là loại chữ mà bạn dùng trong mẫu thiết kế đó. Font chữ sẽ bị lỗi khi chuyển từ máy có loại font đó sang máy không có loại font đó. Vì thế, bạn nên convert font trong file thiết kế, hoặc là copy nguyên bộ font đã sử dụng vào, để không gặp phải những lỗi tương tự.

Hệ màu.

Có 2 hệ màu chính hay được sử dụng dó là màu RGB, và hệ mày CMYK. Bạn nên ưu tiên sử dụng hệ màu CMYK, vì các loại máy in công nghiệp hiện nay thường sử dụng loại màu này để in. Khi chuyển màu từ RGB sang CMYK thì đôi khi trong một vài thiết kế sẽ bị tái đi.