Hotline: 093.197.1234
SMS: 093.197.1234 Nhắn tin Facebook Zalo: 093.197.1234
Yêu cầu báo giá!

Những nguyên tắc phối màu phổ biến trong thiết kế

Màu sắc xuất hiện xung quanh chúng ta và nó luôn có ý nghĩa riêng của nó. Màu sắc có sự liên kết nhất định tới cảm xúc và tinh thần của chúng ta. Và thấu hiểu ý nghĩa của màu sắc và nguyên tắc phối màu là một công việc rất quan trọng, quyết định liệu sản phẩm thiết kế của bạn có thành công hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên tắc phối màu phổ biến trong thiết kế.

Phối màu đơn sắc.

Đây là một phương thức cực kì phổ biến và cực kì đơn giản. Với cách này bạn không cần phải quá cầu kì cũng như là phức tạp, với cách phối màu này mang lại cảm giác đơn giản cực kì dễ chịu với người quan sát về mặc cảm xúc. Nhưng vì quá đơn giản mà nó có nhược điểm là đôi khi tạo ra cảm giác đơn điệu trong thiết kế bao bì. Việc sử dụng cách này, có thể làm nhà thiết kế gặp khó khăn trong vấn đề tạo điểm nhấn trong thiết kế.

Phối màu đơn sắc.
Phối màu đơn sắc.

Không phải phối màu đơn sắc là lúc nào cũng chỉ sử dụng một màu duy nhất. Nhiều lúc cùng một màu sắc nhưng trên bao bì ấn phẩm sẽ được sử dụng linh hoạt bằng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu để tạo nên sức cộng hưởng.

Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị xao lãng quá nhiều vào các yếu tố khác và tập trung hoàn toàn vào các yếu tố quan trọng khác như nội dung… Ngoài ra, cách phối màu này còn được sử dụng làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.

Phối màu tương đồng (Analogous).

Màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu. Qua đó, tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và thu hút. Phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc. Bởi vậy, khi sử dụng chúng, bạn có thể phân biệt các nội dung khác nhau trên sản phẩm dễ dàng hơn. Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không quá rối rắm và phức tạp. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.

Phối màu tương đồng (Analogous)
Phối màu tương đồng (Analogous)

Trong phương thức phối màu tương đồng, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mẫu thiết kế một màu chủ đạo. Màu chủ đạo sẽ được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế bao bì, hộp giấy và các màu phát triển dựa trên nền tảng là nguyên lý kết hợp, tương tác tốt với màu chính được lựa chọn.

Kế tiếp, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của thiết kế bao bì giấy, hộp giấy hay bộ typeface. Màu thứ 3 trong cách phối màu tương đồng thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí) trên các bao bì, hộp giấy.

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary).

Cũng như phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phối màu bổ túc trực tiếp này, các nhà thiết kế sẽ thường chọn cho mình một màu chủ đạo và sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng phối màu này, bạn không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt (desaturated colors), vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, vốn là điểm mạnh của phối màu này.

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Có thể nhận thấy, với cặp màu đối xứng được sử dụng trong thiết kế bao bì, hộp giấy, nhà thiết kế dễ dàng tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng trong thiết kế. Chính vì sự đối lập giữa các màu này mà phương thức phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp với các loại bao bì, hộp giấy của các sản phẩm mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.

Ngoài phương thức phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng và phối màu bổ túc trực tiếp, các nhà thiết kế còn thường sử dụng các phương thức phối màu khác như: phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ bốn.