Nếu bạn làm trong ngành in ấn, gia công ấn phầm thì sẽ không còn xa lạ với kỹ thuật cán bóng và cán mờ. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu rõ cán bóng là như thế nào? cán mờ là như thế nào? ưu và nhược điểm của từ loại. Hãy cùng chúng tôi so sánh cán bóng và cán mờ và tác dụng của nó?
Kỹ thuật cán mờ, cán bóng là gì?
Cán bóng và cán mờ là kỹ thuật gia công thêm cho các mẫu in, giúp mẫu in trở nên bền, đẹp hơn. Khi gia công Ấn phẩm sẽ được phù một lớp màng Polymer bóng hoặc mờ nhàm tăng độ dày, độ bền màu, chống xước, tranh bụi bẩn cho ấn phẩm. Để phân biệt được cán bóng và cán mờ thì chúng ta dựa vào độ phản quan và tính chất của màng Polymer được phủ trên ấn phẩm in ấn.
Cán bóng là gì?
Cán bóng là kỹ thuật phủ lên bề mặt sản phẩm in một lớp màng polymer bóng. Lớp màng này sẽ giúp cho sản phẩm trong dày hơn, bắt sáng hơn, nhìn bắt mắt và màu tươi sáng hơn. Các sản phẩm in thường hay sử dụng kỹ thuật cán bóng là catalogue, bìa sách, tờ rơi, name card, túi đựng, tem decal…
Cán mờ là gì?
Tương tự như vậy, cán mờ cũng là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng polymer mỏng, mang chức năng bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ. Nhưng so với cán bóng, thì cán mờ có màu sắc kém tươi hơn, không phản sáng, nhưng bù lại nó tạo cảm giác sang trọng vì bề mặt in rất trơn láng.
Tác dụng của cán bóng, cán mờ.
Cán bóng và cán mờ là hai kỹ thuật gia công rất được ưa chuộng trong in ấn. Những ấn phẩm không sử dụng phương pháp cán bóng hay cán mờ thì sẽ rất dễ bị rách, bị thấm nước, bị bụi bẩn, dễ quăn góc, gãy, gập, kém chất lượng. Còn cán bóng và cán mờ có ưu điểm sau:
Cụ thể, kỹ thuật cán bóng, cán mờ giúp:
- Làm tăng độ dày cho ấn phẩm in.
- Bảo vệ bề mặt sản phẩm, chống trầy xước trực tiếp.
- Giúp ấn phẩm cứng cáp, đứng thẳng, giúp chống thấm, tăng độ bền màu
- Tăng độ bóng sáng, thẩm mỹ cho sản phẩm in.
- Tăng độ bền với không khí môi trường, đặc biệt là môi trường nóng ẩm.
- Tránh bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh vì có thể lau sạch bằng khăn ướt mà không làm ảnh hưởng tới lớp giấy bên trong.
Kỹ thuật này giúp tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ sản phẩm in tối đa. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi bạn muốn tạo một mẫu in nổi bật cả trong nhà lẫn ngoài trời. Những sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân vật lý, (như bụi, khó, nhiệt độ cao, nước, va quệt). Các sản phẩm cần độ phẳng tốt, không quăn gấp, bền.
Ngoài ra, với những sản phẩm in được in trên các chất liệu giấy như giấy Couche với định lượng mỏng, giấy Kraft, giấy Ford, giấy Bãi Bằng thì sẽ không cán bóng hay cán mờ được.