Hotline: 093.197.1234
SMS: 093.197.1234 Nhắn tin Facebook Zalo: 093.197.1234
Yêu cầu báo giá!

11 Kinh nghiệm thiết kế nhận diện thương hiệu

Việc có được một thiết kế để nhận diện thương hiệu khi mới đầu thành lập công ty là một điều khá là khó khăn. Dù là như vậy, nhưng hãy theo dõi bài viết về kinh nghiệm thiết kế thương hiệu dưới đây để tạo cho mình một thương hiệu tốt.

Không nhầm lẫn với các thiết kế của thương hiệu khác.

Việc này có thể là do sự tình cờ, ngẫu nhiên. Nhưng đôi khi đó là chủ ý muốn theo đuổi các doanh nghiệp đang tồn tại khác. Bạn cần nhớ hãy nghiên cứu thật kĩ để giúp đảm bảo rằng bản thiết kế thương hiệu của mình không phải là bản sao tương tự các doanh nghiệp trên thị trường, và nhất là đối thủ cạnh tranh với mình.

Không nhầm lẫn với các thiết kế của thương hiệu khác.
Không nhầm lẫn với các thiết kế của thương hiệu khác.

Đảm bảo thiết kế có sử dụng trên nhiều định dạng, chất liệu.

Hãy đảm bảo rằng logo hay các ấn phẩm thương hiệu của bạn dù có xuất hiện ở tờ rơi, biển bảng, các tờ báo có giấy kém chất lượng, tạp chí, hoặc cả trên digital như website, hay bất cứ đều đều sẽ thể hiện tốt. Đối với những thiết kế quá tinh xảo thì dễ gặp vấn đề khi in hoặc là mất nét đối với các sản phẩm quá nhỏ, bị biến dạng đối với các chất liệu đặt biệt.

Giữ sự cổ điển trong thương hiệu.

Cổ điển không có nghĩa là cũ kỹ, nhàm chán, hay vô dụng. Bạn có chắc rằng xu hướng hiện nay còn tồn tại trong tương lai hay không. Chạy theo xu hướng có phải là lựa chọn đúng khi thứ bạn cần đó là thương hiệu phải giữ được sự ổn định qua thời gian, tồn tại qua nhiều thập kỉ.

Sự cổ điển bắt đầu từ màu sắc có sức nặng (màu trung tính hoặc màu chính), từ những font chữ truyền thống. 10 năm sau và bạn vẫn thấy thiết kế thương hiệu của mình vẫn ổn, vẫn đẹp và hoàn chỉnh thì nó đã giữ được sự cổ điển của mình.

Nhận diện thương hiệu gắn chặt với đặt điểm của công ty.

Đây là một điều nghe rất là hiển nhiển. Nhưng không ít những công ty có những logo không liên quan, ăn nhập với các tính cách, đặt điểm, hay dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp cả.

Nhận diện thương hiệu gắn chặt với đặt điểm của công ty.
Nhận diện thương hiệu gắn chặt với đặt điểm của công ty.

Logo là nền tảng chính, nó không chỉ cần phải đẹp mắt, thu hút mà còn cần gắn kết chặt chẽ với định hướng phán triển cũng như là tính cách thương hiệu. Đường nét sử dụng trong logo và màu sắc sẽ được sử dụng làm hình ảnh chính và trở thành đường nét đặc trưng, gắn kết toàn bộ hệ thống nhận diện.

Tối giản.

Sự tối giản sẽ áp dụng cho những kiểu font chữ, hình khối, đường nét, màu sắc và tất cả các thứ liên quan khác nữa. Hãy dựa trên kinh nghiệm của những thương hiệu lớn trên thế giới, chúng đều được thiết kế có đặc điểm chung là đều có sự tối giản, không rườm rà và dễ nhận diện.

Không chọn quá hai màu sắc chính.

Bạn có biết rằng đa số các thương hiệu hàng đầu trên thế giời đều chỉ sử dụng từ 1 đến 2 màu trong việc thiết kế logo của họ thôi. Nên ngoại trừ 2 màu đen và trằng ra, thì bạn nên lựa chọn tối đa hai màu sắc thêm cho thiết kế của mình.

Những màu khác nữa sẽ nhấn chìm toàn bộ tổng thể sản phẩm, ngoài ra thì đôi khi bạn cũng sẽ phải trả thêm phí đối với các đơn vị in ấn khi thêm màu khác vào nữa. Sẽ là 1 khoản tốn kém phải không?

Lựa chọn tên thương hiệu.

Đây là một việc khiến bạn tốn thời gian cũng như là khủng hoảng nhất, mặc dù đây cũng là một điều thú vị. Việc đặt tên không theo một quy luật nhất định nào hết, vì nhiều khi có những cái tên không có nghĩa gì nhưng lại thay thế cho từ có nghĩa đó. Nhưng vẫn có một số kinh nghiệm đặt tên như sau là bạn nên chọn những cái tên dễ đọc, dễ nhớ, dễ viết.

Giữ slogan của thương hiệu dưới 7 chữ.

Để lựa chọn cho mình một slogan dùng cho thương hiệu, thì bạn nên áp dụng quy tắc đó là dễ nhớ, mang lại tính cách, đặc điểm cần thiết của thương hiệu của bạn muốn xây dựng.

Giữ slogan của thương hiệu dưới 7 chữ.
Giữ slogan của thương hiệu dưới 7 chữ.

Giữ khoảng trống trong thiết kế.

Một thiết kế quá dầy đặc sẽ kém thu hút và làm cho người xem bị mỏi mắt, và khó nhận diện từ xa. Vậy nên bạn cần chú ý các khoảng trắng trong thiết kế, nó giúp cho logo thương hiệu của bạn bớt rối mắt hơn, dễ thở hơn.

Không nên sử dụng các cạnh quá sắc nét.

Bạn nên chú ý với những đường nét cứng và sắc dễ tạo cho người xem về cảm giác phòng bị, xa lạ, không chào đón và quá trịnh trọng. Tuy là còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của bạn, nhưng các đường nét logo không nên quá cứng và sắc nét, hiện nay mọi người ưu chuộng sự mềm mại và uyển chuyển hơn.

Lựa chọn màu sách kỹ càng.

Hãy xem sét thử màu nóng hay màu lạnh sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn hơn khi lựa chọn dải màu cho thương hiệu của mình. Những tone màu nóng hay lạnh sẽ quyết định tới những yếu tố cảm xúc của khách hàng như là cảm giác yên lành, thư giãn, bình tĩnh, hay ngược lại là cảm giác đam mê, bùng cháy,..

Đưa một nét cá nhân vào thiết kế thương hiệu.

Nếu đây là công ty của bạn, thì hãy tự thưởng cho mình một chút gì đó của bạn trong thương hiệu. Có thể là font chữ, con vật, hay màu sắc ưu thích của bạn chẵng hạn.

Nhưng nêu thêm quá nhiều tính cá nhân vào thương hiệu thì sẽ mất đi sự trung tính, khách hàng sẽ cảm giác không thoải mái và xa lạ với thương hiệu của bạn hơn