Hotline: 093.197.1234
SMS: 093.197.1234 Nhắn tin Facebook Zalo: 093.197.1234
Yêu cầu báo giá!

Cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset

Ngày nay công nghệ in ấn ngày càng không ngừng cải tiến và nâng cấp một cách vượt bậc nhất. Tuy nhiên công nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn là công nghệ in offset. Vậy bạn đã biết cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

In Offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset
Cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset

Mực in Offset.

Đây là một thể gồm các hạt pigment được trộn đều trong chất dẫn hay chất liên kết. Hạt pigment dùng để tạo màu và quyết định lớp mực in offset trở nên trong suốt hay đục. Trong lớp mực in offset thì chất dẫn phải được thay đổi trở nên một dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, độ ẩm cao, bền với nước để có thể kết dính các hạt pigment lên trên bề mặt vật liệu in. Trong mực in offset sẽ không xảy ra hiện tượng tạo nhũ tương. Cấu tạo và thành phần chi tiết của mực in offset.

Cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset
Cấu tạo, đặt điểm và ứng dụng của các loại mực in Offset

Pigment.

Chất lượng và lượng sử dụng pigment được xác định theo độ bền của màng mực in. Tất cả các loại pigment dùng để sản xuất mực in offset không được tan trong chất liên kết hay dung môi.

Pigment màu: Pigment màu hiện dùng phổ biến để sản xuất mực in offset vì chúng có tính chất bền với kiềm, axit và một số không tan trong dung môi hữu cơ.

Pigment độn: Tác dụng của pigment độn trong mực in offset là làm tăng độ sáng của tông màu, điều chỉnh độ nhớt, hạn chế sự bám bụi trong quá trình in, giảm giá thành sản phẩm.

Chất liên kết – Chất tạo màng.

Chất tạo màng trong mực in thường gọi là chất liên kết. Đối với mực in offset đòi hỏi chất liên kết thấm ướt tốt và kỵ nước. Tính chất và công dụng của chất liên kết bao gồm: tạo thành lớp bảo vệ khi sử dụng sản phẩm in, giúp Pigment bám chắc trên bề mặt in. Thành phần chính trong mực in offset của chất liên kết là hỗn hợp dầu và nhựa.

Chất phụ gia.

Những chất phụ gia trong mực in offset gồm có:

  • Chất làm khô: Mục đích để thúc đẩy quá trình khô của mực in ofset.
  • Dầu pha mực: Điều chỉnh độ nhớt, độ dính của mực in offset.
  • Chất chống dính: chống dính bẩn mặt sau của tờ in.
  • Chất tăng độ bóng: Dùng véc ni bóng, tăng độ bóng của màng mực in offset.